Trám răng là một trong những giải pháp hữu hiệu phục hình răng khi bị hư hỏng, răng sâu, răng sứt, mẻ... Vật liệu trám răng nào tốt nhất hiện nay ? ưu nhược điểm của các vật liệu trám răng ? Là những thắc mắc của phổ biến. Cùng chúng tôi giải đáp nhé !
Vật liệu trám răng phổ biến hiện nay
Trám răng thẩm mỹ không chỉ giúp ngăn ngừa sâu răng mà còn thẩm mỹ. Vật liệu được sử dụng để trám răng khá phong phú, có thể nói đến những loại vật liệu trám răng chính được sử dụng phổ biến hiện nay là :
1. Vật liệu trám răng Composite
+ Composite là cách trám răng thẩm mỹ thường được áp dụng đối với răng cửa. Vật liệu có màu sắc giống răng thật, khi hóa cứng sẽ bám rất chắc vào mô răng thật và giá thành không cao nên composite được sử dụng rộng rãi.
Ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ cao, màu giống màu răng tự nhiên.
- Độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi măng.
- Đa số trường hợp trám trực tiếp chỉ mất 1 lần hẹn.
Nhược điểm:
- Trám composite có giá thành khá cao.
- Miếng trám có thể đổi màu sau vài năm.
- Các răng chịu lực mạnh chỉ định hạn chế vì composite có thể bị bong tróc khi chịu tác động của lực nhai mạnh, hay chịu kích thích nóng lạnh đột ngột.
Nhược điểm lớn nhất của vật liệu này là độ bền không cao, chỉ sau 2-3 năm thì composite có dấu hiệu đổi màu, thấm nước là nguy cơ gây bệnh hôi miệng. Thêm vào đó, trong khi ăn nhai thì vết trám sẽ rất dễ bị bong bật
2. Vật liệu trám răng bằng Amalgam
Amalgan là vật liệu trám răng được làm chủ yếu từ một số kim loại không gỉ như thủy ngân, bạc, kẽm, đồng… Trong các loại vật liệu trám, đây là vật liệu ruyền thống nhất nên có chi phí thấp, quy trình thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng.
Tuy nhiên, Amalgam không có màu giống màu răng thật nên không được đánh giá cao về hiệu quả thẩm mỹ.
Ưu điểm:
- Độ bền kéo dài ít nhất là 10 đến 15 năm.
- Cứng chắc, có khả năng chịu chực lớn, nên thích hợp phục hình cho răng hàm.
- Chi phí rẻ hơn so với các chất trám tổng hợp khác.
Nhược điểm:
- Thẩm mỹ kém, các chất trám không phù hợp với màu sắc tự nhiên của răng.
- Phá hủy cấu trúc của răng nhiều hơn: các bộ phận lành mạnh của răng thường phải được loại bỏ để tạo ra một không gian đủ lớn để giữ hỗn hợp đã làm.
- Trám hỗn hợp làm đổi màu, có thể tạo ra một màu xám cho cấu trúc răng xung quanh.- Phản ứng dị ứng: một tỷ lệ nhỏ người, khoảng 1%, bị dị ứng với mặt thủy ngân trong phục hồi hỗn hợp.
3. Vật liệu trám sứ Inlay – Onlay
Trám sứ Inlay/Onlay là vật liệu bằng chất liệu sứ đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền chắc ngang với bọc răng sứ. Phương pháp này phù hợp với các ca đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, răng sâu nặng hoặc sứt mẻ lớn. Bởi những ưu điểm trên mà trám sứ có giá thành cao.
Ưu điểm:
- Độ thẩm mỹ cao, màu sứ tương đồng với màu răng thật.
- Chất liệu răng sứ bền chắc, chịu lực khá tốt.
- Không dễ bị đổi màu.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Quy trình trám đòi hỏi tính kỹ thuật cao và phức tạp.
- Mất thời gian, phải đến phòng nha ít nhất 2 lần hẹn.
4 .Vật liệu trám sứ GIC
GIC cũng có màu sắc gần tương đồng với răng thật, trong thành phần có Fluor chống sâu răng và giá thành khá rẻ.
Nhược điểm của GIC là không bền chắc, khả năng chịu lực và chống mòn không cao nên thường được trám ở mặt nhai của răng hoặc các răng không phải ăn nhai nhiều
5 .Vật liệu trám răng bằng vàng và kim loại quý
+ Vật liệu trám răng này có thể là đồng, bạc hay vàng… có độ bền rất cao, giá thành cũng cao hơn các loại vật liệu trám phổ biến. Do màu sắc không tương đồng với răng thật nên vật liệu trám bằng kim loại thường sử dụng để trám răng hàm.
Những vật liệu trám răng truyền thống kể trên đều có ưu và nhược điểm riêng. Về trám răng sâu phù hợp với vật liệu nào thì bạn cần xem xét vị trí răng nằm ở đâu và vết sâu nặng hay nhẹ để từ đó lựa chọn ra vật liệu trám răng phù hợp.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét