Trám răng không chỉ là giải pháp khắc phục tình trạng răng sâu hay đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn là cách để phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Tại sao cần trám răng phòng ngừa và những đối tượng nào cần trám răng để phòng ngừa sâu răng? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Trám răng thẩm mỹ là gì ? Đó là phương pháp nha khoa được sử dụng để khôi phục lại một chiếc răng bị hư hỏng hoặc bị sâu trở lại hình dạng và lấy lại chức năng bình thường 100% như răng tự nhiên sử dụng chất liệu sứ. Khi một nha sĩ thực hiện trám răng cho bạn thì việc đầu tiên là họ sẽ loại bỏ các chất liệu gây sâu răng, làm sạch khu vực bị ảnh hưởng và lấp đầy khoảng trống với chất làm đầy chuyên dụng.
1.Trường hợp nào nên trám răng phòng ngừa
- Trẻ em là đối tượng có tỉ lệ sâu răng rất cao. Khi ở giai đoạn răng vĩnh viễn mới mọc, men răng chưa được vôi hóa hoàn chỉnh nên nguy cơ sâu răng rất cao. Bên cạnh đó, chế độ ăn vặt với nhiều lọi đồ ngọt, việc vệ sinh răng miệng chưa thực sự kỹ lưỡng khiến trẻ thường mắc bệnh sâu răng. Tràm răng phòng ngừa giúp tăng sự bền chặt của men răng, ngăn ngừa tình trạng hình thành mảng bám, vi khuẩn…
- Những người có hàm răng có các hố rãnh, hố sâu và hẹp khó lấy sạch thức ăn với bàn chải hoặc có men răng yếu, mỏng dễ bị sâu răng cho dù là người lớn cũng cần được hàn trám phòng ngừa.
- Người thuộc nhóm nguy cơ sâu răng cao do bệnh đặc biệt: khô nước bọt, xạ trị vùng đầu mặt cổ…
2.Tại sao cần trám răng phòng ngừa?
Việc hàn trám phòng ngừa là biện pháp hiệu quả giúp hạn chế tình trạng sâu răng có thể xảy ra, đặc biệt trong giai đoạn trẻ mọc răng vĩnh viễn. Trám phòng ngừa là cách giúp tiết kiệm chi phí điều trị sâu răng và là cách bảo tồn răng được chắc khỏe tự nhiên.
Thông thường, 80% xoang sâu tập trung ở hố rãnh mặt nhai, mặt ngoài răng hàm hàm dưới, mặt trong răng hàm hàm trên. Các hố rãnh sâu, dễ đọng thức ăn và khó chải rửa sạch là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh. Chất Fluor trong kem đánh răng và trong nước uống là để bảo vệ các mặt bóng láng của răng. Nhưng mặt nhai các răng hàm sau cùng thường có nhiều hố rãnh tự nhiên theo hình thể đặc biệt của răng, hoặc nếu vì lý do gì mà bề mặt của răng trở nên nhám, xù xì thì rất dễ bị vi khuẩn và thức ăn bám dính mà bàn chải không thể lấy chúng đi khỏi được. Một khi thức ăn và vi khuẩn bị mắc kẹt và lưu trữ trong các hố rãnh và bề mặt như thế một thời gian đủ lâu thì sự phá hủy men răng và ngà răng sẽ xảy ra, dẫn đến tình trạng lỗ sâu răng được hình thành và lớn dần lên, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời có thể lan đến tủy và gây viêm tủy.
Sealant hoặc composite chính là những vật liệu nhựa dẻo phủ lên các hố rãnh mặt nhai của răng, dán dính khá chắc vào bề mặt răng nhờ hệ thống tạo lưu vi thể bằng acid loãng. Vi khuẩn bên trong hố rãnh bị cô lập với môi trường miệng, không có nguồn thực phẩm nên vi khuẩn không thể hoạt động, không gây sâu răng được. Như vậy, trám răng phòng ngừa có tác dụng ngăn cản sự tích tụ của vi khuẩn và thức ăn, phòng ngừa sâu răng. Bằng cách này cũng tiết kiệm được thời gian và chi phí để trám răng bị sâu, chữa tủy răng và bọc mão một khi răng sâu vỡ lớn gây đau nhức và có nguy cơ bị nhổ.
Theo chứng minh thực tế, nếu thực hiện trám răng phòng ngừa đúng kỹ thuật thì đem lại những hiệu quả sau:
- 100% bảo vệ bề mặt răng không bị sâu.
- Hạn chế tình trạng mòn men răng.
- Ngăn chặn sự hình thành cũng như tấn công của mảng bám và vi khuẩn.
Hy vọng với những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thể tự trả lời được câu hỏi “tại sao cần trám răng phòng ngừa?”. Nếu muốn hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng, tránh nguy cơ thoái hóa hay mất răng, trám răng phòng ngừa sẽ là giải pháp thông minh dành cho bạn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét