Trám răng là phương pháp thường được chỉ định trong các trường hợp răng đã bắt đầu sâu nặng, xuất hiện lỗ sâu và gây đau nhức. Nếu răng mới có dấu hiệu chớm sâu thì bác sỹ có thể chỉ định tái khoáng phần răng sâu. Vậy trám răng có cần lấy tủy không? Điều này sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể cho bạn dựa trên các kết quả thăm khám.
Hàn trám răng thực chất không phải là cách điều trị răng sâu triệt để mà sẽ giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn hay các tác nhân khác vào phần răng sâu, giúp phục hình cho răng, đảm bảo ăn nhai bình thường bằng cách trám bít một vật liệu nha khoa đặc biệt vào phần răng sâu bị khuyết.
Răng bị bệnh lý như sâu răng, viêm tủy….là những tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều người. Sau khi làm sạch vết sâu, bác sĩ sẽ thực hiện phục hình để khôi phục hình dáng và chức năng cho răng.
Trám răng có cần lấy tủy không?
Răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng bảo vệ ở ngoài, tiếp đến là ngà răng và cuối cùng là tủy răng bên trong. Tủy răng là nơi chứa các dây thần kinh và là nguồn dinh dưỡng đển nuôi sống răng. Khi răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị tổn thương tủy bên trong. Tủy có thể bị viêm hay thậm chí là hoại tử. Viêm tủy thương có những biểu hiện cụ thể như sau:
+ Xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài.
+ Xuất hiện túi mủ dưới chân răng. Túi mủ này là nơi tập trung các vi khuẩn gây hôi miệng và làm tổn thương cho răng và nướu.
+ Răng bị vỡ lớn làm lỗ tủy bên trong.
+ Răng có dấu hiệu lung lay.
Khi có những biểu hiện trên chứng tỏ răng đã bị tổn thương tủy nghiêm trọng, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trám răng có cần lấy tủy không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng sâu như thế nào. Thông thường, việc lấy tủy răng sẽ được chỉ định trong trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm nặng. Sự nhiễm khuẩn có thể lan từ buồng tuỷ theo lỗ ống tuỷ chân răng đến vùng xương ở phía chóp chân răng hình thành một vùng nhiễm trùng gọi là ổ apxe. Nếu không được điều trị kịp thời, phần răng sâu có thể ảnh hưởng đến các răng kế bên và cuối cùng phải tiến hành nhổ răng sâu khi không thể bảo tổn. Lấy tủy răng chính là cách bảo tồn răng khi tủy đã bị tổn thương và sau khi lấy tủy răng sẽ không có độ bền chắc như ban đầu và rất dễ bị giòn vỡ khi chịu tác động từ bên ngoài.
Một trong những dấu hiệu quan trọng của tình trạng viêm tủy răng chính là những cơn đau dữ dội ở phần răng sâu, có khi cơn đau kéo dài buốt nhói lên tận óc. Khi gặp trường hợp này, bạn nên đi thăm khám bác sỹ để có cách điều trị kịp thời.
Thông thường, với trường hợp tủy bị viêm do sâu, nha sỹ sẽ tiến hành mở tủy và nạo sạch phần tủy bị tổn thương, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để trám bít chất liệu composite hoặc amangam, xi măng silicat lên phần răng sâu và cuối cùng đông cứng vết trám dưới tác dụng của đèn laser.
Với trường hợp của bạn, hãy đến trung tâm nha khoa để được các nha sỹ kiểm tra cụ thể tình trạng càng sớm càng tốt bởi một khi tủy bị viêm quá nặng thì chỉ còn cách phải nhổ bỏ răng.
Khi bạn nhận thấy những vấn đề bất thường trên răng thường khó nhận định mức độ sâu răng như thế nào. Chỉ có các bác sĩ thăm khám, chụp phim tổng quát, cụ thể mới có thể đưa ra các đánh giá chính xác.
Trong trường hợp răng chỉ mới bị sâu mặt nhai, sâu ở lớp men răng phía ngoài thì bác sĩ chỉ cần nạo vét và làm sạch lỗ sâu răng, sau đó trám bít lại bằng vật liệu nha khoa. Vì vậy, không phải trong trường hợp nào cũng yêu cầu lấy tủy khi trám răng.
Để được tư vấn tốt nhất cho trường hợp của mình, bạn vui lòng đến trực tiếp trung tâm để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể hơn.
Mọi thắc mắc về trám răng có cần lấy tủy không hoặc các vấn đề liên quan đến trám răng bạn liên hệ về bệnh viện răng hàm mặt sài gòn để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét