Tụt lợi (nướu) là tình trạng răng bạn đang mất dần đi lớp xi – măng tạo sự kết dính giữa lợi và chân răng. Bị tụt lợi khiến cho hàm răng của bạn rất mất thẩm mỹ do chân răng bị lộ ra ngoài cảm giác như răng dài ra, trông không đồng đều và rất khấp khểnh. Khi bị tụt nướu nó làm cho chân răng bị lộ rõ ra bề mặt, nướu bị mòn và gây chảy máu khi có những tác động nhỏ hoặc có những kích thích từ bên ngoài. Tụt lợi có chữa được không ? Là một trong những câu hỏi phổ biến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !
1.Hiện tượng tụt lợi là gì?
Tụt lợi là hiện tượng mất đi phần xi măng giúp gắn kết phần lợi và chân răng. Khi lợi bị tụt thì chân răng có cảm giác như dài ra nhưng thực chất là do lợi bị khuyết thiếu. Tụt lợi gây nên khá nhiều nguy hiểm mà đầu tiên là tạo cảm giác ê buốt khi ăn nhai do phần chân răng bị lộ không có gì che chắn.
Khi chân răng bị lộ thì nguy cơ nhạy cảm răng cũng diễn ra thường xuyên hơn. Đó là chưa kể đến khả năng mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khiến tổn thương răng khác. Hậu quả của tụt lợi là gây nên cảm giác ê buốt răng, giảm tính thẩm mỹ, giắt thức ăn ở kẽ răng, gây mòn chân răng.
Tụt lợi (nướu) có nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý như viêm nha chu, viêm quanh chóp răng gây nên. Khi vi khuẩn tồn tại trên mảng bám cao răng quá nhiều mà không được làm sạch sẽ gây viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng, khiến cho liên kết giữ lợi và răng trở nên lỏng lẻo hơn.
Nguy hiểm hơn, đây là nguyên nhân khiến cho phần chân răng bị tổn thương, lâu ngày có thể gây tiêu xương ổ răng, dẫn đến mất răng. Do đó, khi gặp hiện tượng tụt lợi bạn không nên coi thường mà cần đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt.
Tụt lợi còn có nguyên nhân do chải răng sai kỹ thuật dẫn đến mòn lợi. Khi chải răng sai kỹ thuật và quá mạnh, tác động nhiều đến chân răng sẽ làm tụt lợi. Mức độ tụt lợi còn phụ thuộc vào vị trí của răng trên cung hàm, góc của chân răng trong xương hàm, độ cong gần xa của bề mặt chân răng.
2. Nguyên nhân gây tụt lợi
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tụt lợi, trong đó, có thể chia ra làm 2 dạng chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
- Nguyên nhân bệnh lý:
+ Do viêm lợi, viêm nha chu lâu ngày mà không được chữa trị kịp thời, kèm theo đó là dấu hiệu chảy máu, sưng lợi, thậm chí có thể xảy ra hiện tượng tụt lợi toàn hàm nếu không được xử lý sớm.
+ Xương phủ mặt ngoài của chân răng mỏng, dễ bị sang chấn. Sang chấn khớp cắn cũng là nguyên nhân hàng đầu làm trầm trọng hơn tình trạng tụt lợi bởi kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.
- Nguyên nhân sinh lý:
+ Do đánh răng không đúng, dẫn đến mòn lợi. Cách đánh răng đúng là cầm bàn chải nghiêng vào trong 1 góc 45 độ, dùng lực vừa phải, không quá mạnh và chải theo hình vòng tròn.
3. Bị tụt lợi có chữa được không?
Các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tụt lợi khi các tổ chức xung quanh răng bị tổn thường do tác động của vi khuẩn, làm cho liên kết giữa lợi và chân răng trở nên lỏng lẻo hơn. Các sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố phối hợp làm trầm trọng tình trạng co lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Lợi cũng có thể bị tụt do một số tổn thương gây ra bởi virut.
Bị tụt lợi có chữa được không? Tốt nhất khi nhận thấy tình trạng tụt nướu, bạn nên đi khám ở các chuyên khoa răng hàm mặt càng sớm càng tốt để điều trị các bệnh lý gây tụt lợi như viêm lợi, viêm nha chu…Mặt khác, để khắc phục tình trạng này, bạn nên có phương pháp chải răng đúng cách ngày 2-3 lần sau bữa ăn khoảng 30 phút. Lưu ý chọn bàn chải mềm và dùng nước ấm để đánh răng. Những người ê buốt răng do tụt lợi có thể dùng loại kem chải răng có 5% potassium nitrate, chất này thấm vào các ống ngà, giúp giảm cảm giác nhạy cảm của răng.
Đồng thời, bạn nên dùng nước súc miệng được khuyến cáo cho người bị tụt lợi và các bệnh viêm quanh răng khác. Người bị tụt lợi nên dùng nước súc miệng có chlorhexidine (0,12%), sodium fluoride (0,2%), potassium nitrate (3%) có tác dụng giảm ê buốt và giảm mòn răng.
Hiện nay, để điều trị tình trạng tụt lợi, nha sỹ cũng có thể dùng thuốc bôi, dùng laser kết hợp với thuốc bôi hoặc thậm chí là phẫu thuật để ghép các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng khắc phục hậu quả thẩm mỹ của tụt lợi. Tùy thuộc vào tình trạng tụt lợi thực tế của bạn mà nha sỹ sẽ chỉ định một phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bị tụt lợi có chữa được không, đừng ngần ngại liên hệ với bệnh viện răng hàm mặt sài gòn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ thăm khám, giải đáp miễn phí cho bạn một cách chi tiết nhất. Cảm ơn bạn!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét