Răng xấu, răng sâu, sứt mẻ gây mất thẩm mỹ. Vậy có giải pháp nào khắc phục khuyết điểm răng. Hiện nay để phục hình răng xấu, răng sâu... bạn không cần lo lắng khi đã có giải pháp hàm trám răng thẩm mỹ. Phương pháp hàn trám thẩm mỹ không chỉ tối ưu thẩm mỹ mà còn tiết kiệm và thực hiện nhanh. Kỹ thuật trám răng phổ biến hiện nay là gì ?
Bạn chưa biết trám răng thẩm mỹ là gì? Đó là phương pháp nha khoa được sử dụng để khôi phục lại một chiếc răng bị hư hỏng hoặc bị sâu trở lại hình dạng và lấy lại chức năng bình thường 100% như răng tự nhiên sử dụng chất liệu sứ. Khi một nha sĩ thực hiện trám răng cho bạn thì việc đầu tiên là họ sẽ loại bỏ các chất liệu gây sâu răng, làm sạch khu vực bị ảnh hưởng và lấp đầy khoảng trống với chất làm đầy chuyên dụng.
Trám răng áp dụng cho các trường hợp răng điều trị sau bệnh lý, răng khiếm khuyết nhẹ, răng sâu. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy vào vùng răng khiếm khuyết nhằm phục hồi tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Chúng ta biết đến cách trám răng bằng các vật liệu phổ biến là Composite, Amalgan, GIC
Hiện nay có 2 kỹ thuật trám răng phổ biến nhất : Kỹ thuật trám răng trực tiếp và kỹ thuật trám răng gián tiếp
+ Kỹ thuật trám răng trực tiếp
Bác sỹ nha khoa sẽ trám trực tiếp bằng cách trám bít vật liệu nha khoa vào chỗ răng bị sâu và tái tạo lại hình dáng thẩm mỹ và chiếu đèn laser hoặc halogen để đông cứng vết trám. Miếng vật liệu là composite hoặc amalgam lên răng của bệnh nhân chỉ trong một lần và đông cứng vết trám dưới tác dụng của đèn laser với thời gian để trùng hợp từ 20 giây – 40 giây. Kỹ thuật trám răng này khá đơn giản và được thực hiện chỉ trong vòng 15-20 phút cho một răng. Nếu như composite là vật liệu áp dụng cho răng cửa nhờ vào vẻ đẹp thẩm mỹ, màu sắc như răng thật thì amalgam lại thích hợp cho răng hàm khi có độ bền chắc, độ chịu lực khá tốt, đảm bảo ăn nhai bình thường. Tuy nhiên, trám răng gián tiếp thường mắc phải hạn chế về độ bám dính tức là sau một thời gian trám có thể bị bong bật, xỉn màu. Khi đó, bạn cần đến gặp nha sỹ và tiến hành hàn trám lại.
+ Kỹ thuật trám răng gián tiếp ( Inlay hoặc Onlay)
Kỹ thuật trám gián tiếp thường chỉ áp dụng cho những xoang trám lớn như răng hàm bị vỡ, mẻ hoặc sâu. Kỹ thuật này tuy phức tạp hơn trám trực tiếp nhưng lại mang lại hiệu quả lâu bền hơn, có độ bền chắc gần tương đương với phương pháp bọc răng sứ. Loại trám này không chỉ lấp đầy phần răng bị mất do sâu mà còn giúp nâng đỡ tốt phần răng còn lại.
- Trám bằng Inlay: Phương pháp đươc thực hiện dựa trên việc lấy dấu hàm chi tiết để gửi labo thiết kế miếng đúc sứ Inlay. Miếng trám này khi được lắp hoàn chỉnh vào răng trám sẽ nằm bên trong các đỉnh múi răng. Inlay cho khả năng che phủ kín khít xoang rỗng trên răng, sự tiếp xúc giữa mô răng thật với mô của miếng trám sứ Inlay là vừa khít.
- Trám răng Onlay: Là kỹ thuật tạo miếng trám đúc bao phủ trên một hoặc nhiều múi răng với hình thể đúng với hình thể giải phẫu của răng tại vị trí trám. Miếng trám Onlay không chỉ trám kín phần răng bị rỗng mà còn che phủ để bảo vệ răng, thực hiện đúng chức năng của mặt răng tại vị trí được trám.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến kỹ thuật trám răng, xin vui lòng liên hệ về bệnh viện răng hàm mặt sài gòn để được tư và hỗ trợ cụ thể nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét