Hầu hết các bệnh về răng miệng đều có nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và tích tụ theo thời gian và mức độ tác động tạo thành một lớp màng trong suốt bám vào xung quanh răng nướu gây viêm nhiễm và phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng. Thông thường, vi khuẩn tích tụ gây các bệnh về răng và nha chu xuất phát từ các yếu tố sau:
– Vệ sinh răng miệng kém
– Thường xuyên hút thuốc lá
– Chế độ và thói quen ăn uống thiếu hợp lý: ăn nhiều đồ ngọt ban đêm mà không đánh răng, thức ăn bám trên răng,…
– Tâm lý căng thẳng
– Các bệnh gây ảnh hưởng: bệnh tiểu đường, các bệnh về đường tiêu hóa, các loại bệnh ảnh hưởng tới hệ miễn dịch (bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS).
Theo mô tả của bạn thì có thể tình trạng viêm nướu đã phát triển thành viêm nha chu. Một khi bệnh không được điều trị triệt để và đi vào trạng thái mãn tính, tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng thì dần dần sẽ khiến răng lung lay nhiều hơn, cuối cùng đưa đến mất răng.
Viêm nướu hay viêm nha chu điều trị sẽ đạt hiệu quả cao khi phát hiện sớm và có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định của nha sỹ:
- Có một số loại thuốc điều trị viêm nha chu tại chỗ bệnh viêm nha chu như gel giảm đau, chống viêm bôi vào vùng đau như Kamistad-Gel; Viên ngậm chống nhiễm khuẩn, giảm đau trong các trường hợp viêm nướu răng, viêm nha chu như Lemocin… Ngoài ra còn nhiều loại thuốc cho tác dụng tổng quát để trị các bệnh nhiễm trùng, kháng viêm giảm đau trong các bệnh răng miệng như kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc corticoid.
- Thuốc Lysozyme: Có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm trong các bệnh viêm nha chu do vi khuẩn gây ra…
- Thuốc Carbazochrome: Phòng ngừa và điều trị tính mỏng manh của thành mạch và làm gia tăng sự đàn hồi, từ đó ngăn chặn được hiện tượng xuất huyết.
Ngoài các loại thuốc kháng sinh thì người bệnh cần bổ sung thêm các loại Vitamin C, E để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và điều trị bệnh scorbut gây viêm nha chu.
3. Cách chữa bệnh viêm nha chu triệt để nhất là gì?
Cách chữa bệnh nha chu cũng như thuốc chữa viêm nha chu được sử dung như thế nào sẽ do nha sỹ quyết định. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu như trên, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các nha sỹ thăm khám càng sớm càng tốt.
Bởi đến nha khoa, bác sĩ có có một quy trình chữa bệnh viêm nha chu an toàn và hiệu quả:
Bước 1: Bác sĩ tư vấn và thăm khám trực tiếp với bạn để phát hiện mức độ trầm trọng của bệnh
Bước 2: Xác định mức độ của bệnh và đưa ra chỉ định phù hợp thông qua chụp phim
Bước 3: Bác sĩ khắc phục bệnh nha chu bằng phương pháp phù hợp:
+ Làm sạch khoang miệng, các mảng bám trên răng bằng phương pháp lấy cao răng siêu âm. Bởi nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nha chu là các mảng bám trên răng không được sạch, từ đó gây viêm nướu. Từ đây, có thể sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ.
+ Với những người bệnh xuất hiện những túi nha chu (ổ mủ), các nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khẩn cấp. Bởi vì tuy ổ mủ chỉ là cơn cấp tính của viêm nha chu, nhưng nếu để ổ mủ tồn tại lâu, hoặc tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nhiễm mạn tính, khiến cấu trúc bảo vệ răng ngày càng lỏng lẻo, răng sẽ rụng xuống nếu không được điều trị kịp thời.
+ Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà sau đó bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp như: chỉnh sửa, thay thế những cấu trúc bị vi khuẩn phá hủy; cố định răng lung lay; phẫu thuật cấy ghép mô, nướu răng.
Bước 4: Kiểm tra lại tình trạng răng miệng và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh sau khi chữa bệnh viêm nha chu.
Chăm sóc răng sau khi thực hiện chữa bệnh viêm nha chu:
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc điều trị bệnh nha chu.
+ Chải răng đúng phương pháp, không quá thô bạo, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng và dễ gây hại nướu và răng. Nên dùng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng theo 1 góc khoảng 45 độ.
+ Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt ở các kẽ răng
+ Tránh hút thuốc lá
+ Tái khám định kỳ 4-6 tháng/lần để nha sỹ kiểm tra tình trạng răng miệng
Mọi băn khoăn về cách chữa bệnh nha chu bạn liên hệ về bệnh viện răng hàm mặt sài gòn để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
Xem thêm các bài viết tại
Đây
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét