Thói quen mút tay ở trẻ là một trong những thói quen xấu hay gặp nhất ở trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng- hàm gây lệch lạc khớp cắn. Nhưng ít phụ huynh quan tâm đến và sửa những thói xấu này cho trẻ. Để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh chúng ta cần chú ý giúp bé loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng của trẻ
Mút ngón tay hay gặp ở trẻ em, khoảng 50% ở trẻ 1-2 tuổi. Nếu thói quen này kéo dài đến thời kỳ mọc răng cửa vĩnh viễn hàm trên gây ra những rối loạn cho răng hoặc sau khi cố định mọc sẽ dẫn đến lệch lạc khớp cắn răng
Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.
Mút ngón tay ở người lớn nguyên nhân có thể do rối loạn tâm thần, hoặc đơn giản chỉ là do tiếp tục thói quen từ thời thơ ấu. Người lớn thường mút tay ở trạng thái vô thức.
Mút ngón tay kéo dài có thể gây những lệch lạc khớp cắn
Việc ngừng thói quen mút ngón tay trước khi mọc các răng cửa vĩnh viễn đầu tiên sẽ không ảnh hưởng gì đến việc mọc và sắp xếp các răng vĩnh viễn. Nếu thói quen vẫn kéo dài đến thời kỳ mọc răng cửa vĩnh viễn đầu tiên sẽ gây ra những rối loạn cho việc mọc răng hoặc sắp xếp các răng hoặc cả hai gây nên khớp cắn ngược.... Nếu trẻ không mút tay lúc 8 - 10 tuổi thì phần lớn các hậu quả có thể điều chỉnh được do các mức độ lệch lạc khớp cắn thường chỉ là ít và chậm mọc răng.
Sự thay đổi về răng và khớp cắn rất đa dạng, tùy thuộc vào độ mạnh, tần suất và thời gian kéo dài của thói quen cũng như cách thức mút ngón tay (vị trí đặt ngón tay trong miệng), trong đó, sự kéo dài của thói quen đóng vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu cho thấy mút ngón tay tối thiểu 4 - 6 giờ/ngày với lực trung bình sẽ gây nên di chuyển răng trong khi việc mút ngón tay với lực lớn nhưng không liên tục không gây di chuyển răng.
Bên cạnh thói quen mút tay thì các thói quen xấu khác như tật thở miệng, mút môi.... cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới răng hàm của trẻ sau này vì vậy các bậc phụ huynh chú ý giúp con sửa thói quen xấu để đảm bảo cho bé một hàm răng chắc khỏe
Mọi băn khoăn chi tiết về cách chữa thói quen xấu cũng như các dịch vụ khác như chữa cười hở lợi....bạn liên hệ về bệnh viện răng hàm mặt sài gòn để được giải đáp chi tiết nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét