Thưa bác sỹ ! Bé nhà em năm nay 4 tuổi nhưng bị sâu khá nhiều ạ đặc biệt bị sâu răng hàm khiến bé ăn nhai khá khó khăn và chủ yếu là ăn cháo nên em rất lo. Bác sĩ cho em hỏi nên làm gì khi trẻ em bị sâu răng sữa ạ ? Liệu có nên nhổ luôn hay không thưa bác sỹ. Mong bác sỹ tư vấn ạ. Em cảm ơn. (Hồng Hạnh – Hà Nội).
Trả lời :
Chào bạn Hồng Hạnh !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Nên làm gì khi trẻ em bị sâu răng sữa?” của bạn,Bệnh viện răng hàm mặt sài gòn xin được giải đáp cụ thể như sau.
Trẻ bị sâu răng chủ yếu do vi khuẩn gây nên. Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng.
Nên làm gì khi trẻ em bị sâu răng sữa?
Răng sữa có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém. Nếu răng sữa nhổ quá sớm trước 6 tuổi thì về sau răng vĩnh viễn mọc sẽ bị lệch lạc. Răng bị ảnh hưởng nhiều nhất là răng số 6 (răng hàm vĩnh viễn thứ nhất), đây là răng đầu tiên mọc trên hàm, mọc phía trong răng hàm sữa, đóng vai trò nghiền nát thức ăn chính trên cung hàm.
Nên làm gì khi trẻ em bị sâu răng sữa?
Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói. Do đó, chỉ nhổ răng sữa trong trường hợp sâu nặng không thể bảo tồn.
Khi trẻ em bị sâu răng sữa thì tốt nhất nên điều trị sớm:
+ Đối với răng chớm sâu: Sử dụng biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu.
+ Đối với răng sâu nặng: Ở trẻ em, nếu có răng sữa sâu vẫn nên trám sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù răng sữa sẽ rụng đi và sẽ thay thế bằng răng vĩnh viễn. Sau khi hàn trám, răng sữa sẽ vẫn đảm nhận vai trò ăn nhai tốt và khi đến giai đoạn răng vĩnh viễn mọc lên thì răng sữa sẽ rụng đi đúng thời điểm.
Thao tác hàn trám răng khá đơn giản tức là nha sỹ sẽ thực hiện trám bít vào chỗ răng sâu một loại vật liệu trám để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và tái tạo hình dáng cho răng. Tuy nhiên, trước đó bác sỹ cần thực hiện nạo vết sâu để làm sạch vi khuẩn tồn tại trong răng. Đây là thao tác quan trọng để loại bỏ vết sâu và giảm đau nhức cho bé.
Tốt nhất bạn nên đưa bé đến trung tâm nha khoa để thăm khám và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng không tốt đến mọc răng vĩnh viễn sau này. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào liên quan đến trẻ em bị sâu răng sữa, vui lòng liên hệ với bệnh viện để được các chuyên gia răng miệng tư vấn một cách chi tiết nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét