Khớp cắn ngược không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tác động xấu tới cử động của hàm gây khó khăn khi ăn, nhai ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân gây khớp cắn ngược là gì? cách điều trị khớp cắn ngược như thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc !
Hiệu quả sau khi thực hiện điều trị khớp cắn ngược
1. Khớp cắn ngược là gì ?
Khớp cắn ngược hay còn gọi là hàm móm có biểu hiện cơ bản là hàm răng dưới đưa ra phía trước khi ngậm miệng lại thì răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên. Đây là dạng sai lệch khớp cắn loại 2 theo cách phân định của y khoa cho các kiểu sai lệch khớp cắn.
2. Các nhận biết khớp cắn ngược ?
Cũng giống như các dạng lệch lạc khớp cắn khác, khớp cắn ngược có các đặc điểm cơ bản riêng mà dựa vào đó, chúng ta có thể nhận diện được, cụ thể như sau:
÷ Hai hàm răng không đạt tương quan chuẩn: Đây là đặc điểm đặc trưng nhất của khớp cắn ngược, đó là hàm răng trên nằm ở ngoài hàm răng dưới, bị hàm răng dưới phủ hoàn toàn.
÷ Nhóm răng trong (tiền hàm và răng hàm) có thể tiếp xúc ở mặt nhai chuẩn, nhưng cũng có thể không chuẩn, đặc biệt là khi vòm hàm trên quá nhỏ so với vòm hàm dưới.
÷ Nhóm răng trước (răng cửa và răng nanh) có thể chạm hoặc không chạm nhau. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà giữa hàm trên với hàm dưới có tiếp xúc với nhau hay không. Cắn ngược càng nặng thì khoảng cách giữa 2 hàm răng càng cách xa nhau khi ở trạng thái nghỉ bình thường.
÷ Ba phần trán – mũi – cằm không tương quan chuẩn mà bị lệch, bị gãy ở giữa gương mặt, cho nên khi nhìn nghiêng sẽ thấy mũi gãy, cằm dô ra trước như mặt lưỡi cày.
÷ Đường nối trán – mũi – cằm có thể gãy khúc, cũng có thể thẳng nhưng đường thẳng lại bị lệch trái hoặc lệch phải.
3. Tác hại khớp cắn ngược
+ Gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng: Khi khớp cắn bị ngược khuôn mặt của bạn sẽ cực kỳ mất thẩm mỹ, rất dễ nhận thấy, phần cằm của bệnh nhân sẽ bị chìa ra rõ rệt, khuôn mặt có xu hướng dài bất thường. Khi nhìn nghiên bạn sẽ thấy đường nối giữa trám, mũi và cằm bị gãy khúc hay lệch sang trái hoặc phải
+ Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Với những bệnh nhân bị móm, khả năng cắn xé thức ăn rất kém do tương quan giữa hai hàm răng bị sai lệch. Điều này còn có thể làm phát sinh một số các bệnh về đường tiêu hóa
+ Ảnh hưởng tới việc phát âm: Cấu trúc hàm không chuẩn nên một số người nói chuyện không được chuẩn từ ngữ
+ Ảnh hưởng đến khớp nhai, khớp hàm: Tình trạng khớp cắn ngược nếu kéo dài quá lâu mà không điều trị có thể gây ảnh hưởng đến khớp nhai, khớp hàm
4. Cách điều trị khớp cắn ngược hiệu quả
Điều trị khớp cắn ngược hiệu quả cần phụ thuộc vào nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp mang hiệu quả cao nhất.
Đối với trường hợp khớp cắn ngược do răng sẽ tiến hành niềng răng. Nếu phát hiện sớm và niềng răng thực hiện sớm ở giai đoạn thiếu niên từ 12- 16 tuổi khi răng viễn viễn đã mọc đầy đủ sẽ đạt hiệu quả cao
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị khớp cắn ngược do răng bằng niềng răng là niềng răng tháo lắp và niềng răng cố định . Khí cụ tháo lắp đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt của các con đảm bảo đeo hàm liên tục kể cả khi ăn, như vậy có thể chỉ sau 2 đến 4 tuần răng cửa hàm trên đã vượt ra ngoài so với răng cửa dưới và quá trình điều trị sẽ hoàn tất sau khoảng 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên không phải cháu nào cũng đeo được khí cụ tháo lắp vì những bất tiện do nó gây ra, trong trường hợp này các con sẽ được đeo khí cụ cố định được gắn chặt vào răng.
Còn trường hợp khớp cắn ngược do xương mức độ nặng,do quá phát xương hàm dưới hoặc do dị tật khe hở vòm miệng thì hướng điều trị chủ yếu là phẫu thuật tạo hình. Đa số các trường hợp sẽ bắt đầu điều trị khoảng từ 18 tuổi trở lên để đảm bảo là các dấu hiệu tăng trưởng đã ngừng lại và các sai lệch của khuôn mặt không còn tiếp tục. Giai đoạn đầu các con sẽ đeo khí cụ cố định nắn chỉnh răng với mục tiêu là sau khi phẫu thuật tạo hình hai hàm răng sẽ có tương quan bình thường đảm bảo chức năng và thẩm mỹ. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 năm tùy từng bệnh nhân.
Sau khi hoàn tất giai đoạn sắp xếp răng các con sẽ được phẫu thuật tạo lại khuôn mặt hài hòa bình thường với thời gian nằm lại bệnh viện khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Riêng với các cháu có dị tật khe hở vòm miệng lại đòi hỏi khám và điều trị sớm nhất có thể nhưng lại kết thúc điều trị muộn nhất vì cũng phải kết thúc bằng phẫu thuật chỉnh hình ở giai đoạn trên 18 tuổi với một hay nhiều lần ghép xương vào khe hở của xương hàm trên ở giai đoạn sớm trước đó.
Mọi thắc mắc về khớp cắn ngược, điều trị khớp cắn ngược bạn liên hệ về bệnh viện răng hàm mặt sài gòn để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết
Xem thêm các bài viết tại Đây
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét