Sâu răng là tình trạng mất mô răng do vi khuẩn gây nên mà tác động trực tiếp chính là axit do vi khuẩn này tác dụng vào chất đường và tinh bột gây nên. Ban đầu, răng sâu chỉ có một chấm đen mờ nên bệnh nhân rất khó phát hiện. Cho đến khi răng xuất hiện lỗ sâu lớn, bị vỡ mẻ hay có biểu hiện đau nhức dữ dội thì khi đó tình trạng sâu răng đã khá nghiêm trọng.
Bị sâu răng phải làm sao để điều trị triệt để 100%
Bị sâu răng phải làm sao cần căn cứ vào mức độ cụ thể mới có thể quyết định được một phương pháp cụ thể phù hợp nhất. Các phương pháp dân gian như dùng tỏi hay gừng tươi giã nát đắp vào chỗ sâu hoặc dùng nước lá lốt đun cùng với muối ngậm súc miệng cũng giúp giảm đau tiêu viêm hiệu quả hoặc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hay giảm đau để thuyên giảm cơn đau nhức và tiêu sưng. Tuy nhiên, răng sâu xuất phát từ vi khuẩn tồn tại trong răng nên các biện pháp dân gian không thể điều trị triệt để được.
Trong trường hợp cơn đau kéo dài và mức độ đau càng ngày càng gia tăng thì rất có thể bạn đã bị viêm tủy cấp. Điều trị nội nha lấy tủy sẽ là phương pháp được áp dụng trước tiên để loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị viêm nhiễm hoại tử để bảo tồn răng, tránh trường hợp vết sâu lan ra phần chóp răng và xương ổ răng có thể khiến răng bị rụng hoặc áp xe đến các răng kế bên. Khi tủy được điều trị, vật liệu trơ Percha gutta sẽ được hàn trám bít ống tủy và cuối cùng là hàn bằng composite để phục hình răng.
Nếu răng sâu ở lớp ngà và chưa ảnh hưởng đến tủy thì hoàn toàn có thể điều trị bằng cách nạo sạch vết sâu và hàn trám lại. Nạo vết sâu chính là cách dùng dụng cụ chuyên dụng tác dụng lên phần răng bị sâu để loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh, giúp ngăn ngừa các mầm mống phát triển trở lại.
Thao tác nạo sạch vết sâu cần được tiến hành chính xác bởi nếu nạo vết sâu quá mức có thể phạm đến mô răng khỏe gây nên tình trạng đau nhức sau này và nếu thao tác này không làm sạch được ổ vi khuẩn thì chúng sẽ phát triển và gây bệnh trở lại.
Sau khi làm sạch các mô răng bị sâu thì việc tiếp theo là hàn trám tức là trám bít các mô răng bị hỏng lại bằng vật liệu composite hoặc amalgam, ngăn ngừa không có các tác nhân bên ngoài xâm nhập và gây bệnh. Việc hàn răng này có thể được tiến hành ngay sau khi nạo vết sâu hoặc sau 1 tuần để trám tạm trước khi trám vĩnh viễn.
Đối với răng hàm sâu nặng, mất mô nhiều tốt nhất nên thực hiện trám gián tiếp Inlay/Onlay hoặc bọc răng sứ để phục hình tốt hơn và đảm bảo bảo vệ răng thật tối đa. Cách trám Inlay/Onlay về cơ bản cũng gần như bọc sứ nhưng không ôm trọn lấy phần răng thật mà chỉ trám đầy vào chỗ khuyết mô sau khi tạo xoang trám, lấy dấu răng và chế tạo miếng trám ở bên ngoài rồi mới gắn lên răng sâu. Đây chính là cách điều trị răng bị sâu triệt để 100% nếu nha sỹ thao tác chính xác.
Tại Nha khoa KIM, cho dù bạn thực hiện theo phương pháp hàn trám răng trực tiếp với composite hay trám gián tiếp Inlay/Onlay thì đều được thực hiện với các công nghệ tốt nhất Hoa Kỳ là Laser Tech và CT 5 chiều. Cả hai công nghệ này đang được Liên đoàn Nha khoa Quốc tế khuyên sử dụng để có hiệu quả trám tốt nhất.
Bạn nên đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt để được thăm khám và đưa ra một kết luận chính xác nhất về phương pháp điều trị tốt nhất.
Xem thêm tại: http://tramrangthammylagi.blogspot.com/
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét